Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Bài 26: Thừa Kế

Tóm tắt nội dung: Giới thiệu thừa kế trong Java.
Nội dung:
Code:
public class DemoJavaBasic {
      public static void main(String[] args) {
           
      }
}
interface Document{
     
}
interface ReferentDoc extends Document{
     
}
class Book implements Document{
     
}
class Paper implements Document{
     
}
class ReferentBook extends Book implements Document, ReferentDoc{
     
}
Thừa kế giữa các interface với interfaceclass với class thì ta dùng từ khóa extents.
Thừa kế giữa class với interface ta dùng từ khóa implements.
Giữa class với class thì cho đơn thừa kế còn interface thì cho đa thừa kế.
Lưu ý: Trong java, class chỉ cho đơn thừa kế, để giải quyết vấn đề đa thừa kế trong java thì ta dùng interface.
Xem thêm clip để hiểu rõ hơn về thừa kế trong Java.
Nếu bạn có câu hỏi vui lòng để lại comment hoặc gởi câu hỏi theo địa chỉ: studyandsharevn@gmail.com.

Bài 25: Access Modifier

Tóm tắt nội dung: Giới thiệu các access modifier trong Java
Nội dung:  
Access modifier là phạm vi truy cập của một class, một thuộc tính, một phương thức. Và có 4 loại:
-         Public
-         Protected
-         Default (pravite-package)
-         Private
Đặc tính truy xuất của 4 loại modifier đc thể hiện như sau:

Private
Default
Protected
Public
Cùng class
Yes
Yes
Yes
Yes
Cùng package, khác class
No
Yes
Yes
Yes
Class con trong cùng package với class cha
No
Yes
Yes
Yes
Khác package, khác class
No
No
No
Yes
Class con khác package với class cha
No
No
Yes
Yes
Lứu ý: Đối với class thì chỉ có 2 Access modifier đó là puplic và default.
Nếu bạn có câu hỏi vui lòng để lại comment hoặc gởi câu hỏi theo địa chỉ: studyandsharevn@gmail.com.

Bài 24: Interface

Tóm tắt nội dung: Giới thiệu cách khai báo Interface trong Java.
Nội dung:
Code:
public class DemoJavaBasic {
      public static void main(String[] args) {
            Manager mana = new Manager();
            mana.show();
      }
}
interface Human{
      public static final int AVG_AGE = 100;
      int AVG_WEIGHT = 60;
     
      public abstract void show();
      void study();
}
class Manager implements Human{

      @Override
      public void show() {
            System.out.println("Tuoi trung bình: "+ AVG_AGE);
           
      }

      @Override
      public void study() {
            // TODO Auto-generated method stub
           
      }
     
}
Như bài 21 đã giới thiệu cách khai báo một interface và có một lưu ý khi khai báo phương thức và thuộc tính trong interface ta có thể khai báo hoặc không khái báo các modifier, vì nó là mặc định.
Khi một class thừa kế từ một interface thì dùng từ khóa là implements và ta phải override tất cả các phương thức đã khai báo trong interface. Ví dụ class Manager ở đoạn code trên.
Nếu bạn có câu hỏi vui lòng để lại comment hoặc gởi câu hỏi theo địa chỉ: studyandsharevn@gmail.com.

Bài 23: Inner Class


Tóm tắt nội dung: Giới thiệu về inner class trong Java
Nội dung:  Inner class là class được khai báo trong class khác.
Code:
public class DemoJavaBasic {
      public static void main(String[] args) {
            Outer out = new Outer();
            out.show();
      }
}

class Outer {
      public void show() {
            Inner in = new Inner();
            in.display();
      }

      class Inner {
            public void display() {
                  System.out.println("Đây là inner class.");
            }
      }
}

class B {
      public void show() {
            Outer.Inner in = new Outer().new Inner();
            in.display();
      }
}
Trong đoạn code trên ta có một class Inner nằm trong class Outer đó được gọi là Inner class ( class nội ). Xem thêm clip để biết cách quá trình làm việc của inner class.
Nếu bạn có câu hỏi vui lòng để lại comment hoặc gởi câu hỏi theo địa chỉ: studyandsharevn@gmail.com.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Bài 22: Multi Classes


Tóm tắt nội dung: Giới thiệu Multi- Classes
Nội dung:
Code:

public class DemoJavaBasic {
      public static void main(String[] args) {
            A a1 = new A();
            a1.setName("Phuong");
            System.out.println(a1.getName());
            A a2 = new A();
            a2.setName("Anh Viet");
            System.out.println(a2.getName());
            B b1 = new B();
      }

}

class A {
      private String name;

      public String getName() {
            return name;
      }

      public void setName(String name) {
            this.name = name;
      }

}

class B {

}
Phân biệt class và đối tượng:
Class có chung thuộc tính và phương thức cho Object khi implement. Ví dụ: class Person. Con người thì phải có tên (thuộc tính), muốn có tên thì ta phải đặt tên (phương thức).
Đối tượng là một đối tượng cụ thể nào đó. Ví dụ: ở class Person thì ta sẽ có person với tên cụ thể nào đó như là: Phương hay là Việt.
Ở đoạn code trên ta có class A, class B và tạo ra các đối tượng a1, a2, b1. Khi tạo một đội tượng chẳng hạng a1 thì đối tượng đó sẽ được tạo bởi một hàm khởi tạo ở đây hàm khởi tạo là mặc định thừa kế từ class java.lang.Object.
Lưu ý: Từ khóa this ( chính nó)  trong phương thức setName của class A. Cái name mà nó trỏ tới tức là thuộc tính name của class A.

Nếu bạn có câu hỏi vui lòng để lại comment hoặc gởi câu hỏi theo địa chỉ: studyandsharevn@gmail.com.

Bài 21: Class, Abstract Class Và Interface


Tóm tắt nội dung: Giới thiệu về class, abstract class và interface trong Java.
Nội dung:
Class hay còn được sử dụng với từ khóa Concrete Class:

public class DemoJavaBasic {

}

class Demo {
      private String name;

      public void study() {

      }
}
Khai báo class có 4 thành phần như sau:
-         Access modifier
-         Từ khóa class
-         Tên class
-         Thân của class
Access modifier thì class được áp dụng với hai loại: publicdefautl (private package ) mà không áp dụng được protectedprivate.
Thân của class có 2 thành phần: Thuộc tính và phương thức ( đã được giới thiệu ở các bài trước)
Lưu ý:  File *.java phải trùng tên với public class và trong mỗi file *.java thì chỉ có một public class trừ inner class.
Interface:

interface Person {
      public static final String COUNTTRY_NAME = "Viet Nam";
      String PROVINCE_NAME = "Quang Nam";

      public void show();
      public abstract void show1();
}
Khai báo interface có 3 thành phần:
-         Từ khóa interface
-         Tên interface
-         Thân interface
Thân của interface có 2 thành:
Thuộc tính là các thuộc tính static và final.
Phương thức: Phương thức của interface là public và abstract.
Tuy nhiên khi khai báo interface ta không cần khai báo các modifier này cho thuộc tính và phương thức, vì nó là mặc định.
Lưu ý: Kết thúc của phương thức trong interface là dấu ;
Abstrac Class:

abstract class Employee{
      private String name;

      public void study() {

      }
      public abstract void move();
}
Khai báo abstract class có 3 thành phần:
-         Từ khóa abstract, class.
-         Tên abstract class.
-         Thân abstract class
Thân của abstract class có 2 thành phần: Thuộc tính và phương thức.
Lưu ý: Phương thức trong abstract class có 2 cách để khai báo:
-         Khai báo bình thường như class
-         Khai báo giống như interface nhưng phải có thêm từ khóa abstract

Bài 20: OOP trong Java


Tóm tắt nội dung: Giới thiệu hướng đối tượng trong Java
Nội dung:  Trong lập trình hướng đối tượng thì có 3 đặc điểm cơ bản chính sau:
-         Thừa kế (Inheritance).
-         Đa hình (Polymorphism).
-         Đóng gói (Encapsulation).
Thừa kế: Cho phép các class và interface thừa kế các resource. Ví dụ: các thuộc tính và các phương thức thừa kế lẫn nhau.
Đa hình: Thể hiện rõ nhất trong override và overload của superclass và subclass.
Đóng gói: Thể hiện phạm vi sử dụng của các class, phương thức và thuộc tính. Các phạm vi này thể hiện qua các access modifier: puplic, protected, default (hay là pravite package), private.


Nếu bạn có câu hỏi vui lòng để lại comment hoặc gởi câu hỏi theo địa chỉ: studyandsharevn@gmail.com.

Bài 19: Thời Gian Hệ Thống


Tóm tắt nội dung: Giới thiệu cách lấy thời gian hệ thống trong Java.
Nội dung:
Cách lấy milisecond:
Code:
public static void main(String[] args) {
            long start = System.currentTimeMillis();
            //Do something...
            long end = System.currentTimeMillis();
            System.out.println(start - end);
      }
Cách lấy nanosecond:
Code:
          public static void main(String[] args) {
            long start = System.nanoTime();
            //Do something...
            long end = System.nanoTime();
            System.out.println(start - end);
      }
Cách hiển thị ngày giờ trong hệ thống:
Code:
public static void main(String[] args) {
DateFormat dateFormat = new SimpleDateFormat ("yyyy-MM-dd HH:mm:ss");//định dạng ngày giờ
            Date date = new Date();// lấy ngày giờ hệ thống
            String string = dateFormat.format(date);
            System.out.println(string);
      }
Các bạn xem thêm video để hiểu rõ hơn về thời gian hệ thống.

Nếu bạn có câu hỏi vui lòng để lại comment hoặc gởi câu hỏi theo địa chỉ: studyandsharevn@gmail.com.