Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Bài 12: Biểu Thức Boolean


Tóm tắt nội dung: Giới thiệu các biểu thức boolean và cách sử dụng biểu thức boolean.
Nội dung:
Ta có đoạn code sau:
      public static void main(String[] args) {
            int a = 0;
            int b = 5;

            if ((a > 10) && (b < 10)) {
                  System.out.println("true");
            }else
                  System.out.println("false");
           

            if ((a > 10) || (b < 10)) {
                  System.out.println("true");
            }else
                  System.out.println("false");
      }
Đối với biểu thức && đúng khi và chỉ khi hai biểu thức điều kiện đều đúng nên ở if – else thứ nhất sẽ có kết quả là false vì a>10 là sai.
Đối với biểu thức || sai khi và chỉ khi cả 2 hai biểu thức điều kiện đều sai nên if – else thứ hai sẽ có kết quả là true vì b<10 là đúng.
Ngoài ra còn có biểu thức & và | ý nghĩa của 2 biểu thức này thì giống với 2 biểu thức && và || nhưng cách làm việc thì lại khác.
          Ở biểu thứ && và || thì khi nó xét điều kiện của if nếu biểu thức điều kiện đầu tiên đúng (sai) thì nó không cần xét tiếp biểu thức điều kiện thứ 2.
          Ở biểu thức & và | thi nó xét điều kiện của if nếu biểu thức điều kiện đầu tiên đúng (sai) thì nó vẫn xét biểu thức điều kiện thứ 2. Xem thêm clip để hiểu thêm phần này.
Nếu bạn có câu hỏi vui lòng để lại comment hoặc gởi câu hỏi theo địa chỉ: studyandsharevn@gmail.com.

Bài 11: Các Biểu Thức Toán Trong Java


Tóm tắt nội dung: Giới thiệu các biểut thức toán trong Java.
Nội dung: Trong Java ta có các biểu thức toán học + , - , * , /, % và được sử dụng như sau:
                   a = a + b;  ó    a += b;
            a = a - b;  ó   a -= b;
            a = a * b;  ó   a *= b;
            a = a / b;  ó   a /= b;
            a = a + 1;  ó   a++;  ó  a+=1;
          a = a - 1;  ó   a--;  ó  a-=1;

Lưu ý:
/ và % hoàn toàn khác nhau.
/ là phép chia lấy phần nguyên. Ví dụ: 10 /3 = 3
% là phép chia lấy phần dư. Ví dụ: 10%3 =1
Ngoài ra còn có phương thức Math trong Java  hỗ trợ khá đầy đủ các phép tính. Ví dụ: min, max, sqrt…
Ta còn có ++a và  - - a nó sẽ khác với a++ và a-- , a ++ có nghĩa là ta sử dụng biến a trước rồi mới tăng a lên 1 còn ++a có nghĩa là ta tăng biến a lên 1 rồi mới sử dụng a.
Nếu bạn có câu hỏi vui lòng để lại comment hoặc gởi câu hỏi theo địa chỉ: studyandsharevn@gmail.com.

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Bài 10: Cấu Trúc Điều Kiện if – else


Tóm tắt nội dung: Giới thiệu cấu trúc lệnh điều khiển if – else
Nội dung: Giống với các ngôn ngữ khác cấu trúc lệnh điều khiển trong Java cũng tương tự.
Xem đoạn code lệnh if – else như sau:

      public static void main(String[] args) {
            int day = 5;
            int a = 1;
            int b = 10;
            if (day > a) {
                  System.out.println("a:" + a);
            } else if (day < b) {
                  System.out.println("b : " + b);
            }
      }
Trong đoạn code trên ta có các biểu thức điều kiện if – else – if  và nó sẽ làm việc như sau:
          Đầu tiên biểu thức của if là một biểu thức boolean để so sánh biến day có lớn hơn biến a không. Nếu lớn hơn thì nó sẽ in giá trị của a còn sai thì nó tiếp tục so sánh biến day có nhỏ hơn biến b không. Nếu nhỏ hơn thì nó in ra giá trị của b kết thúc chương trình.
Lưu ý: Ở đoạn code trên cho ta thấy không phải nhất thiết lúc nào có if thì nhất định phải có else. Ta vẫn có thể dùng if mà không có else vẫn được.
Nếu bạn có câu hỏi vui lòng để lại comment hoặc gởi câu hỏi theo địa chỉ: studyandsharevn@gmail.com.

Bài 9: Các Kiểu Dữ Liệu Trong Java


Tóm tắt nội dung: Giới thiệu các kiểu dữ liệu cơ bản trong Java.
Nội dung:
          Các kiểu dữ liêu cơ bản trong java gồm:
          byte: Dùng để lưu kiểu dữ liệu số nguyên có kích thước là 1byte (8 bit). Phạm vi biểu diễn từ -128 đến 127 giá trị mặc định là 0.
          char: Dùng để lưu kiểu dữ liệu ký tự hoặc số có kích thước là 2 byte. Phạm vi biểu diễn từ 0 đến u\fff giá trị mặc định là 0.
          boolean: Dùng để lưu trữ kiểu dữ liệu chỉ có 2 trạng thái true hoặc false.
          short: Dùng để lưu kiểu dữ liệu là số nguyên có kích thước 2 byte. Phạm vi biểu diễn giá trị từ -32768 đến 32767 giá trị mặc định là 0.
          int : Dùng để lưu kiểu dữ liệu là số nguyên có kích thước 4 byte. Phạm vi biểu diễn giá trị từ -2147483648 đến 2147483648 giá trị mặc định là 0.
          float: Dùng để lưu kiểu dữ liệu số thực có kích thước là 4 byte. Giá trị mặc định là 0.0f.
          double: Dùng để lưu kiểu dữ liệu có kích thước lên tới 8 byte. Giá trị mặc định là 0.00d.
          long : Dùng để lưu kiểu dữ liệu  có kiểu số nguyên có kích thước lên 8 byte. Giá trị mặc đinh là 0l.
Lưu ý: Khi ta gán từ kiểu dữ liệu lớn hơn về cho kiểu dữ liệu nhỏ hơn (ví dụ: long 8 byte về int 4 byte ) thì ta phải ép kiểu.
Vi dụ:
public static void main(String[] args) {
            int i = 2;
            byte b;

            b = (byte) i;// ép kiểu
      }
Nếu bạn có câu hỏi vui lòng để lại comment hoặc gởi câu hỏi theo địa chỉ: studyandsharevn@gmail.com.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Bài 7: từ khóa trong java


Tóm tắt nội dung: Giới thiệu các từ khóa trong java.
Nội dung: Từ khóa (key word) là các từ mà ta không thể dùng để đặt tên.
Primitive data: char , byte, short, int, long, float, double, boolean.
Modifier:
          Access modifier: public, protected, private.
          Non- Access modifier: final, stactic, abstract, transient, volatile.
Other: for, while, do, if, else, void, switch, case, default, try, catch, finally, this, import, synchronized, throw, throws, package, enum, assert, super, extends, implements, continue, break, return, new.
Nếu bạn có câu hỏi vui lòng để lại comment hoặc gởi câu hỏi theo địa chỉ: studyandsharevn@gmail.com.

Bài 6: Thuộc tính và biến


Tóm tắt nội dung: Giới thiệu thuộc tính và biến trong java.
Nội dung:
 Thuộc tính: Thuộc tính được khai báo trong phạm vi class và ngoài các phương thức (dòng 13,14 khai báo 2 thuộc tính nameage và được gắn giá trị tương ứng là “phuong”“22”).  Thuộc tính có ba thành phần:
·        Access modifier
·         Kiểu của thuộc tính
·         Tên thuộc tính
Phương thức được quyền sử dụng tất cả các thuộc tính của class (dòng 17,18 in ra màn hình giá trị của 2 thuộc tính nameage).
Biến: Được khai báo trong addNumbers nên gọi là khai báo cục bộ (local variable). Với cách khai báo này thì biến này chỉ được sử dụng trong phương thức addNumbers nếu sử dụng biến này bên ngoài phương thức addNumbers thì sẽ bị báo lỗi (dòng 21). Phương thức addNumbers có kiểu trả về là int và hai tham số truyền vào a, b.
Trong phương thức main khai báo một đối tượng Student với tên là st (dòng 25) và đối tượng st này sẽ tham chiếu tới 2 phương thức showStudent() addNumbers() để in kết quả ra màn hình (dòng 26, 27).
Nếu bạn có câu hỏi vui lòng để lại comment hoặc gởi câu hỏi theo địa chỉ: studyandsharevn@gmail.com.

Bài 5: Lớp và phương thức


Tóm tắt nội dung: trong bài này giải thích về lớp và phương thức trong hướng đối tượng.
Nội dung: Tạo một class với tên là Student
Class (lớp):
Khai báo class Student có 3 thành phần chính :
Access modifier: Access modifier cho class có 2 loại đó là publicdefault
          public – VD: trong class Student
          default – VD: trong class Teacher. Default nghĩa là không có gì , để trống rỗng.
Chú ý: File *.java phải trùng tên với public class và trong mỗi file *.java thì chỉ có một public class trừ inner class.
Từ khóa class: Để phân biệt class với interface. Class thì có 2 loại concrete class abstract class.
Tên class: Tên là Student.
Method (phương thức):
Phương thức là một hành động.
Khai báo phương thức show() có 3 thành phần chính :
Access modifier: Đối với phương thức thì access modifier có tới 4 loại: public, protected, default, private.
Kiểu giá trị trả về: Có thể trả về bất kì kiểu dữ liệu nào mà ta muốn như là kiểu int, float,object … ở đây kiểu trả về là kiểu void đây là kiểu trả về đặc biệt tức là không phải trả về cái gì cả.
Tên phương thức: Tên phương thức là show. Sau show() còn có cặp dấu ngoặc đơn () đây là cặp dấu dùng cho tham số truyền vào. Ở đây phương thức show() ko có tham số truyền vào.

Nếu bạn có câu hỏi vui lòng để lại comment hoặc gởi câu hỏi theo địa chỉ: studyandsharevn@gmail.com.

Bài 4:Tạo và sử dụng project


Như bài Chương Trình HelloWord ta dùng một text Editor để viết chương trình thì bây giờ ta sẽ dùng tool để viết chương trình HelloWord.
Tóm tắt nội dung: cách tạo và sử dụng một project trên 2 công cụ đó là NetbeansEclipse.
Nội dung:
Cách tạo và sử dụng project trên netbean:
Để tạo một project trên netbean ta có 3 cách:
-         File à New Project
-         Nhấn tổ hợp phím Ctr + Shift + N
-         Hoặc nhấn vào biểu tượng như hình dưới.


Tiếp theo chọn Java à Java Aplication và ấn Next

Trong New Java Application có:
·        Project Name tên của project cụ thể ở đây là JavaBasic.
·        Project Location nơi lưu project.
·        Create Main Class khi chạy chương trình thì class main sẽ chạy đầu tiên (bỏ chọn).
·        Set as Main Project khi chạy chương trình thì cái project sẽ được chạy.
Cuối cùng nhấn Finish.

Trong project mới tạo sẽ có 4 thành phần:
·        Source Package
·         Test Package
·        Libraries
·        Test Libraries.
Tạo một package bằng cách right click Source Package à New à Java Package và đặt tên là edu.java.basic
Tạo một class cũng tương tự như package right click lên package edu.java.basic à new  àJava Class và đặt tên là HelloWord.
Sau đó viết chương trình helloword và kết quả như hình bên dưới.

Đối với Eclipse thì cũng tương tự với netbean. Xem clip để tìm hiểu thêm.


Nếu bạn có câu hỏi vui lòng để lại comment hoặc gởi câu hỏi theo địa chỉ: studyandsharevn@gmail.com.



Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Bài 2: Chương trình Hello Word


Tóm tắt nội dung: Xây dựng chương trình Hello Word, cách biên dịch và chạy file java.
Nội Dung:
Trong bài này sẽ dùng trình một text Editor để soạn thảo, ví dụ notepad. Chương trình có nội dung như sau:
1.       public class HelloWord{
2.                public static void main(String [] args){
3.                          System.out.println(“Hello Word !”);
4.                }
5.       }
Chương trình trên ta có 3 phần:

  •  Phần 1: Dòng 1 khai báo class với tên là HelloWord.
  •  Phần 2: Dòng 2 khai báo phương thức của class HelloWord cụ thể là phương thức main với tham số truyền vào là một mảng String.
  •  Phần 3: Là câu lệnh in ra màn hình với dòng thông báo là Hello Word!
Lưu file vào C:\Test với tên là HelloWord.java lưu ý tên file phải trùng với tên public class.
Bây giờ biên dịch file HelloWord.java bằng cách sau:
Mở cmd lên và dùng lệnh cd C:\Test để chuyển tới thư mục Test và chúng ta dùng lệnh echo %PATH% kiểm tra xem đã có đường dẫn tới jdk đã được map vào chưa.
Nếu chưa thì click vào đây.

Giờ ta sẽ biên dịch file HelloWord.java. Từ thư mục Test ta gõ lệnh javac HelloWord.java nếu như không có báo lỗi gì thì ta đã biên dịch thành công và khi đó trong thư mục Test của cũng sẽ xuất hiện một file HelloWord.class đây là file bytecode của java. Tiếp theo ta sẽ thông dịch file HelloWord.class bằng lệnh java HelloWord và kết quả sẽ hiện ra là HelloWord!

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Cách thiết lập Environment Variables


Click phải vào MyComputer > Properties > chọn tab Advanced > Environment Variables


Trong Enviroment Variables click chọn Path

Sau đó ta copy đường dẫn C:\Program Files\Java\jdk1.7.0\bin sau đó thêm vào cuối của Variales Name

Và click ok 2 lần. Quay trở lại cmd chuyển tới thư mục Test và gõ lệnh javac nếu hiển thị như hình dưới thì chúng ta đã thành công.

Nếu bạn có câu hỏi vui lòng để lại comment hoặc gởi câu hỏi theo địa chỉ: studyandsharevn@gmail.com.